Tin tức

Cập nhật tin mới nhất về thời trang, phong cách - xu hướng nổi bật nhất hiện nay!

16 08 2017 1380

Gợi Ý Cách Dạy Con Khi Mắc Lỗi Cư Xử

Những lỗi cư xử ở trẻ thường xuyên gặp phải khi mà bố mẹ không biết làm thế nào sẽ khiến trẻ hình thành thói quen sau này. Khi trẻ mắc lỗi cư xử như nói trống không với người lớn, mẹ gọi không thưa, lấy đồ chơi của bạn mà không hỏi,… thì bố mẹ cần phải làm gì?
 
Hình ảnh 1:Cách dạy con khi mắc lỗi cư xử rất quan trọng giúp hình thành tính cách trẻ sau này
Một vài gợi ý về cách dạy con khi trẻ em mắc lỗi cư xử sau đây sẽ giúp các bố mẹ tìm ra phương pháp tốt nhất để hướng dẫn trẻ thực hiện và thực hành các giao tiếp xã hội được tốt hơn.
Bố mẹ cần giải thích cho các con hiểu một đứa trẻ ngoan là như thế nào, luôn khích lệ động viên con như “bố mẹ cảm thấy tự hào khi có biết cư xử lễ phép, biết chào hỏi những người xung quanh”,…
Hơn nữa, ở tuổi nhỏ các bé chưa có nhiều kinh nghiệm sống và cũng chua nhận thức được hết tất cả các vấn đề xã hội để biết cái nào tốt, cái nào xấu mà phân biệt rạch ròi ra được. Nên việc con hay mắc lỗi về cư xử với những người xung quanh là điều dễ hiểu, thì khi này bố mẹ mới chính là người cần hướng dẫn cho con cách làm đúng như thế nào, phải trái ra sao để con hiểu và khắc phục cho những lần sau.
Đối với những lỗi cư xử như ăn nói trống không hay thiếu lễ phép với trẻ sẽ rất dễ được thông cảm và bỏ qua nếu con biết sửa sai trong những lần sau vì các con còn nhỏ mọi người cũng không để ý quá mà chỉ cần con có ý muốn cố gắng.
Và việc cư xử rất quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến nhận thức, tương lai sau này của trẻ rất nhiều chứ không đơn giản như những bộ trang phục quần áo trẻ em theo các mùa xuân – hạ - thu – đông mỗi mùa 1 xu hướng hay thức ăn mỗi mùa 1 loại rau quả mà chúng ta vẫn mặc, vẫn ăn hàng ngày. Nếu lỗi cư xử của trẻ không được khắc phục ngay trẻ sẽ có thói quen và nghĩ như thế là đúng mà không cần sửa chữa vì trẻ không biết rằng trẻ đang cư xử không đúng với người lớn hơn mình và những người xung quanh nếu không được bố mẹ, người thân hướng dẫn cụ thể và chi tiết.
 
Hình ảnh 2:Hướng dẫn trẻ biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, khi được tặng quà, được khen
Do đó, bằng những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm là cha mẹ thì trong những trường hợp như vậy chúng ta cần cách dạy con, hướng dẫn con hợp tình hợp lý để con hiểu ra điều sai và biết cách khắc phục cho những lần sau.
1/ Trường hợp trẻ nói trống không với người lớn
Lỗi này thường rất nhiều bé mắc phải và rất dễ hình thành thói quen nếu một khi bố mẹ không để ý và hướng dẫn trẻ sửa sai 1 cách kịp thời. 
Vì vậy, bạn có thể dạy con 1 số kỹ năng khi nói chuyện với người lớn, người nhiều tuổi, khi nói chuyện điện thoại như cách “dạ thưa”, “xin lỗi”, hay “làm ơn”. Những cách xưng hô có chủ ngữ - vị ngữ trong nhiều hoàn cảnh cụ thể để trẻ hiểu. 
Để trẻ rèn luyện những kỹ năng này thành thạo thì bố mẹ cần chú ý hướng dẫn con hàng ngày và cũng chú ý những giao tiếp của mình với con, của mình với những người khác khi có con bên cạnh để con lấy đó làm gương mà học tập.
2/ Trường hợp trẻ gặp người lớn không chịu chào
Bố mẹ nào cũng dạy con chào hỏi những người xung quanh nhưng vẫn không thể tránh được trường hợp 1 ngày trẻ gặp người lớn tuổi mà không chịu chào. Lúc này cách cư xử của bố mẹ cũng rất quan trọng, khi bạn bảo con chào con cũng không chịu thì bạn cần lấy chính bản thân ra làm tấm gương cho trẻ. Cần giải thích cho con hiểu “bố mẹ cảm thấy tự hào khi còn biết lễ phép, chào hỏi những người xung quanh”.
Và chính bạn cũng cần lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi để trẻ thấy điều đó là tốt, là nên làm mà học tập, bé sẽ học hỏi ngay ở những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa đó của bố mẹ.
 
Hình ảnh 3:Bố mẹ cần giải thích và làm gương cho trẻ khi gặp người lớn biết chào hỏi
3/ Trường hợp trẻ không biết cảm ơn
Bố mẹ nên dạy cho trẻ cách nói cảm ơn và hiểu hai chữ “cảm ơn” như một nguyên tắc lịch sự mà bé cần sử dụng 1 cách thành thạo. Khi còn được mọi người cho 1 cái gì đó, hay được khen ngợi thì con cần tỏ lòng biết ơn bằng cách nói “cảm ơn”. 
Một cách thiết thực nhất là trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn nhờ bé lấy giúp mình cái gì đó thì nói “cảm ơn con” và những nụ cười thật tươi thể hiện sự vui vẻ khi được giúp đỡ. Ngay lúc đó trẻ sẽ thấy đó là 1 hành động tốt và thực hành làm theo khi được bạn giúp đỡ hay những người xung quanh giúp đỡ, tặng quà, khen bé.
4/ Khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn
Các con thường hay xảy ra rất nhiều trường hợp tranh giành đồ chơi với bạn thâm chí đánh nhau với bạn vì đồ chơi. Đặc biệt, lúc này bố mẹ cần thật bình tĩnh để hòa giải và hướng dẫn cho con hiểu về đức tính nhường nhin, chia sẻ với người khác.
Khi đến nhà người khác chơi không lấy đồ chơi của bạn nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà. Hoặc khi muốn chơi con cần biết ngỏ ý với bạn để cùng chơi và kiềm chế cảm xúc và bình tĩnh trong mọi trường hợp, tránh khoác lác, hơn thua hay đánh nhau, tranh giành với những đứa trẻ khác.
 
Hình ảnh 4:Phân tích cho trẻ hiểu để không tranh giành, đánh bạn vì đồ chơi
Trên đây là 1 vài lỗi cư xử mà thường gặp ở trẻ cũng như gợi ý bố mẹ cách dạy con sao cho phù hợp mà không để trẻ cảm thấy thiệt thòi hay bị xấu hổ. Với trẻ, bố mẹ luôn là người yêu thương trẻ nhiều nhất và chính bố mẹ cũng cần là tấm gương lớn nhất để trẻ có thể học hỏi và noi theo đấy.
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH
Tuyển nhân viên kinh doanh, tuyển nhân viên Sale online, Tuyển CTV không giới hạn
HOME_VIEWDETAIL
13 03 2019 10545
Tuyển cộng tác viên đại lý quần áo trẻ em toàn quốc
Chúng tôi chuyên sản xuất và bán Sỉ lô trực tiếp từ nhà may. Với quy mô phát triển hệ thống đại lý trên khắp các tỉnh thành, xuất khẩu hàng đi nước ngoài, nhận đặt may gia công với số lượng lớn. (Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các chính sách...
HOME_VIEWDETAIL
21 03 2018 7051
7 VIỆC BẠN PHẢI LÀM ĐỂ THÀNH CÔNG KHI KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ KINH DOANH QUẦN ÁO TRẺ EM
5 năm gắn bó với việc bán buôn quần áo trẻ em, từ sỉ, lẻ bán buôn rồi sản xuất, tư vấn mở shop cho cả trăm khách hàng, những câu hỏi mà tôi thường được nghe gần như lặp đi lặp lại.
HOME_VIEWDETAIL
07 09 2017 3703