Tin tức

Cập nhật tin mới nhất về thời trang, phong cách - xu hướng nổi bật nhất hiện nay!

16 08 2017 1606

Những lưu ý khi giặt giũ và bảo quản quần áo cho trẻ

Việc giặt giũ và bảo quản quần áo của bé tưởng đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách.

Làn da của trẻ rất nhạy cảm vì vậy nguy cơ bị dị ứng do quần áo là khá cao. Ngoài ra, sức đề kháng của bé còn yếu nên nếu cha mẹ không biết cách thì bé có thể lây nhiễm bệnh ngay từ quần áo mình đang mặc hàng ngày. Trong những tháng đầu đời, rất nhiều bé gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban không rõ nguyên nhân.

12 lưu ý dưới đây về giặt giũ và bảo quản quần áo của bé mà cha mẹ nào cũng nên biết để bé yêu phát triển khỏe mạnh. 
1. Quần áo mới mua về phải giặt trước khi mặc
Khi mua quần áo mới về cho bé, mẹ không bao giờ được quên việc giặt trước khi cho bé mặc. Ngay cả việc thử quần áo cho bé khi chưa giặt cũng có thể làm kích ứng làn da non nớt của bé. 
Quần áo trong quá trình sản xuất và vận chuyển sẽ bị dính bụi bẩn. Ngoài ra, một số bé còn bị dị ứng với hồ - chất được tráng lên trong công đoạn cuối cùng để quần áo nhìn đẹp mắt hơn. Vì vậy bạn nên giặt quần áo của bé sau khi mua.

2. Dùng bột giặt dành riêng cho trẻ em
Những loại bột giặt thông thường có thể chứa những hoá chất gây mẫn cảm với làn da của bé, khiến bé bị ngứa ngáy và nổi mụn. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn những loại bột giặt dành riêng cho trẻ em. Loại ít hoặc không có mùi thơm và độ giặt tẩy không quá cao được khuyến khích nên dùng cho các bé.

3. Không giặt chung với quần áo người lớn
Quần áo người lớn có thể chứa những loại vi khuẩn gây hại đến sức khoẻ bé bởi người lớn có phạm vi môi trường hoạt động rộng, vì thế vi khuẩn trên quần áo cũng đủ loại.. Do vậy, bạn nên phân loại và giặt riêng quần áo của bé với đồ của mọi người trong gia đình. 

4. Không sử dụng chất tẩy rửa
Nhiều cha mẹ thường thấy khó giặt sạch những vết bẩn trên quần áo của con do bé nôn trớ hoặc vấy bẩn thức ăn nên đã dùng thuốc tẩy để tẩy trắng quần áo của con. 
Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên bởi thuốc tẩy sẽ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Không những thế sau khi đi vào cơ thể nó rất khó có thể đào thải ra ngoài.

5. Giặt thật sạch
Hãy thừa nhận đi, rằng đôi khi vì một chút lười mà bạn có thể cắt bớt việc giặt thêm một lần nước nữa mặc dù chậu quần áo vẫn còn chút bọt xà phòng. Tuy nhiên, với quần áo của người lớn bạn có thể lười, nhưng với quần áo của bé, bạn phải giặt thật sạch, cho đến khi giặt xong không còn bọt ở chậu nước mới nên thôi. 
Làm như vậy để tránh xà phòng vẫn còn dính trên quần áo có thể gây hại cho bé.

6. Hãy phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là thuốc sát trùng tốt nhất vừa kinh tế lại vừa hiệu quả. Vì vậy cha mẹ nên ưu tiên chỗ nhiều nắng nhất để phơi quần áo của bé.

7. Quần áo dính đồ ăn nên giặt ngay
Nếu quần áo bé dính sữa, nước hoa quả, chocolate cần lập tức mang giặt ngay là biện pháp hiệu quả đảm bảo quần áo của bé luôn được mới như ban đầu. Nếu đợi 1-2 ngày sau mới giặt vết bẩn đã ngấm sâu vào sợi vải khó mà giặt sạch được. 
Để giặt sạch những vết bẩn cứng đầu này, bạn hãy ngâm quần áo trong nước khoảng 30 phút để nước ngấm sâu vào thớ vải, giúp việc làm sạch dễ dàng hơn. Bởi nếu chỉ vò hoặc cho tất cả vào máy giặt thì những vết bẩn này sẽ vẫn còn. 

8. Giặt bằng nước lạnh
Nhiều mẹ thường cho rằng giặt quần áo của bé bằng nước ấm sẽ dễ sạch các vết bẩn hơn và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm nhận chủ quan qua thị giác. Nếu giặt bằng nước ấm sẽ kích thích các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì thế, bạn nên giặt quần áo bé bằng nước lạnh để ức chế sự hình thành của vi khuẩn. 

9. Dùng máy sấy hoặc bàn là
Nhiều mẹ lo lằng việc là và sấy quần áo sẽ khiến quần áo của bé co lại và nhanh cũ. Tuy nhiên việc sấy hoặc là quần áo cho bé trước khi mặc, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên khi trẻ sinh ra có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. 

10. Phơi ngay sau khi giặt
Bạn đừng bỏ hết đống quần áo bẩn của bé vào máy giặt và sau một đêm ngủ dậy mới đem quần áo đi phơi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn trong môi trường ẩm ướt. Bạn nên phơi ngay quần áo của bé sau khi giặt xong.

11. Việc bảo quản quần áo của bé
Cho dù bạn mới mặc cho con chiếc áo có vài phút nhưng vì không ưng ý nên lại cởi ra thay áo khác thì cũng nên giặt chiếc áo vừa mặc rồi mới đem cất đi. Không nên để chung quần áo sạch với quần áo đã mặc một lần. Trong tủ cũng nên phân chia rõ ràng nơi để các loại quần và áo, yếm, khăn, tất... của bé.

12. Chọn loại tủ quần áo
Tủ gỗ thường thoáng khí, có thể đảm bảo quần áo luôn được khô ráo, thoáng gió. Nhưng loại tủ làm bằng gỗ nhân tạo có sử dụng lượng keo dán khá lớn dễ bị quần áo bông thấm hút có thể gây dị ứng cho bé. Vì vậy tủ quần áo của bé tốt nhất nên dùng loại gỗ thật, hàm lượng formaldehyde càng thấp càng tốt.
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH
Tuyển nhân viên kinh doanh, tuyển nhân viên Sale online, Tuyển CTV không giới hạn
HOME_VIEWDETAIL
13 03 2019 10511
Tuyển cộng tác viên đại lý quần áo trẻ em toàn quốc
Chúng tôi chuyên sản xuất và bán Sỉ lô trực tiếp từ nhà may. Với quy mô phát triển hệ thống đại lý trên khắp các tỉnh thành, xuất khẩu hàng đi nước ngoài, nhận đặt may gia công với số lượng lớn. (Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các chính sách...
HOME_VIEWDETAIL
21 03 2018 6996
7 VIỆC BẠN PHẢI LÀM ĐỂ THÀNH CÔNG KHI KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ KINH DOANH QUẦN ÁO TRẺ EM
5 năm gắn bó với việc bán buôn quần áo trẻ em, từ sỉ, lẻ bán buôn rồi sản xuất, tư vấn mở shop cho cả trăm khách hàng, những câu hỏi mà tôi thường được nghe gần như lặp đi lặp lại.
HOME_VIEWDETAIL
07 09 2017 3682